Sự thành lập tòa án Tòa_án_Nürnberg

Ngày 20 tháng 4 năm 1942, đại diện từ chín nước bị chiếm đóng bởi quân Đức gặp mặt ở Luân Đôn để dự thảo "Nghị quyết Đồng Minh về Tội ác Chiến tranh của Đức". Tại cuộc họp mặt ở Tehran (1943), Yalta (1945) và Postdam (1945), ba cường quốc thời chiến, Anh, Mỹ và Liên Xô, nhất trí về hình thức trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm cho những tội ác trong Thế Chiến thứ hai. Pháp cũng được cho một ghế trong tòa án. Cơ sở pháp lý cho tòa án được xây dựng bởi Hiến chương Nürnberg, được chấp thuận bởi bốn Cường quốc vào ngày 8 tháng 8 năm 1945,[21] và giới hạn phiên tòa chỉ được "trừng phạt những tội phạm chiến tranh chính của các nước châu Âu Phe Trục".

Khoảng 200 bị cáo tội ác chiến tranh Đức bị xét xử ở Nürnberg, và 1.600 người khác bị xét xử theo quy trình truyền thống của các tòa án quân sự. Cơ sở pháp lý về quyền hạn của tòa án được định nghĩa trong Văn kiện Đầu hàng của Đức. Thẩm quyền chính trị của Đức được chuyển cho Hội đồng Kiểm soát Đồng Minh, với quyền lực tối cao ở Đức, có thể trừng phạt vi phạm luật quốc tếluật chiến tranh. Vì tòa án chỉ có thẩm quyền trong giới hạn vi phạm luật chiến tranh, nó không có thẩm quyền tài phán với những tội danh xảy ra trước khi chiến tranh bắt đầu vào ngày 1 tháng 9 năm 1939.

Địa điểm

Tòa án ở Nürnberg, nơi diễn ra các vụ xét xử

LeipzigLuxembourg ban đầu được xem xét để làm địa điểm diễn ra phiên tòa.[22] Liên Xô muốn tòa án diễn ra tai Berlin, thủ đô của 'những kẻ âm mưu phát xít',[22] nhưng Nürnberg được chọn làm địa điểm diễn ra vì hai lý do, đặc biệt với lý do đầu tiên mang tính quyết định:[23]

  1. Cung điện Công lý rất rộng và ít bị hư hại (một trong số ít tòa nhà vẫn còn nguyên vẹn qua những lần đánh bom nước Đức trên diện rộng của quân Đồng Minh), và đồng thời có một nhà tù lớn.
  2. Nürnberg được coi là nơi sinh ra của Đảng Quốc Xã. Đây là nơi diễn ra các cuộc biểu tình tuyên truyền hàng năm của Đảng[22] và phiên quốc hội Reichstag đã thông qua Luật Nürnberg.[23] Vì thế đây được coi là nơi thích hợp để đánh dấu sự sụp đổ của Đảng Quốc Xã.

Để thỏa hiệp với Liên Xô, quân Đồng Minh đồng ý rằng tuy phiên tòa diễn ra ở Nürnberg, Berlin sẽ là địa điểm chính thức của cơ quan tài phán.[24][25][26] Pháp cũng được chấp thuận làm thành viên thường trực của IMT[27] và phiên xử đầu tiên (một số phiên tòa đã được lên kế hoạch) sẽ diễn ra tại Nürnberg.[24][26]

Hầu hết bị cáo đều đã bị giam giữ trước đó tại Trại Ashcan, một trung tâm xử lý và thẩm vấn tại Luxembourg, và được đưa đến Nürnberg để xét xử.

Thành viên

Mỗi nước trong bốn nước cử một thẩm phán và một người thẩm phán dự khuyết, cũng như các công tố viên.

Các thẩm phán tại Nürnberg, từ trái sang phải: Volchkov, Nikitchenko, Birkett, Sir Geoffrey Lawrence, Biddle, Parker, Donnedieu de VabresFalco

Thẩm phán

Trưởng công tố viên

Trợ giúp Jackson là các luật sư Telford Taylor,[28] William S. Kaplan[29]Thomas J. Dodd, cùng với Richard Sonnenfeldt, một phiên dịch viên của lục quân Hoa Kỳ. Trợ giúp Shawcross gồm có Thiếu tá David Maxwell-Fyfe, John Wheeler-BennettMervyn Griffith-Jones. Shawcross cũng chiêu mộ một luật sư tranh tụng trẻ, Anthony Marreco, con trai của một người bạn của ông, để giúp đoàn nước Anh xử lý lượng công việc lớn.

Luật sư bào chữa

Hầu hết luật sư bào chữa là các luật sư người Đức,[30] bao gồm Georg Fröschmann, Heinz Fritz (Hans Fritzsche), Otto Kranzbühler (Karl Dönitz), Otto Pannenbecker (Wilhelm Frick), Alfred Thoma (Alfred Rosenberg), Kurt Kauffmann (Ernst Kaltenbrunner), Hans Laternser (tổng tham mưu và chỉ huy cấp cao), Franz Exner (Alfred Jodl), Alfred Seidl (Hans Frank), Otto Stahmer (Hermann Göring), Walter Ballas (Gustav Krupp von Bohlen und Halbach), Hans Flächsner (Albert Speer), Günther von Rohrscheidt (Rudolf Hess), Egon Kubuschok (Franz von Papen), Robert Servatius (Fritz Sauckel), Fritz Sauter (Joachim von Ribbentrop), Walther Funk (Baldur von Schirach), Hanns Marx (Julius Streicher), Otto Nelte (Wilhelm Keitel), và Herbert Kraus/Rudolph Dix (cả hai làm việc cho Hjalmar Schacht). Các luật sư chính được hỗ trợ bởi tổng cộng 70 trợ lý, thư ký và luật sư.[31] Các nhân chứng bào chữa bao gồm một vài người tham gia vào các tội ác chiến tranh trong Thế Chiến thứ hai, như Rudolf Höss.

Một phần Hiến chương của Toà án Quân sự Quốc tế

IV. Phiên tòa công bằng cho bị cáoĐiều 16.

Bản cáo trạng sẽ bao gồm đầy đủ các chi tiết cụ thể các cáo buộc chống lại Bị cáo. Một bản sao của Bản cáo trạng và tất cả tài liệu được nộp cùng với Bản cáo trạng, được dịch sang ngôn ngữ mà anh ta hiểu, sẽ được cung cấp cho Bị cáo vào thời gian thích hợp trước phiên tòa.

http://avalon.law.yale.edu/imt/imtconst.asp

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tòa_án_Nürnberg http://www.allacademic.com//meta/p_mla_apa_researc... http://www.fredautley.com/nuremberg.htm http://www.highbeam.com/doc/1P2-3758012.html http://www.huffingtonpost.com/2014/08/24/henry-ger... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.versobooks.com/books/366-victors-justic... http://www.memorium-nuremberg.de/exhibition/visito... http://artemis.austincollege.edu/acad/history/htoo... http://www.fredonia.edu/org/jacksonsymposium/photo... http://nuremberg.law.harvard.edu/php/docs_swi.php?...